Bệnh nhân bỏng là gì? Các công bố khoa học về Bệnh nhân bỏng

Bệnh nhân bỏng là một người bị tổn thương da và mô dưới da do tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất hóa học hay ánh sáng mạnh. Bỏng được chia thành 4 loại dựa trê...

Bệnh nhân bỏng là một người bị tổn thương da và mô dưới da do tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất hóa học hay ánh sáng mạnh. Bỏng được chia thành 4 loại dựa trên mức độ nặng nhẹ của tổn thương: bỏng bề mặt nhẹ, bỏng bề mặt sâu, bỏng toàn bộ da và bỏng toàn bộ da và mô dưới da. Bệnh nhân bỏng đòi hỏi sự chăm sóc và điều trị kịp thời để giảm đau, tăng tốc quá trình lành, ngăn ngừa nhiễm trùng và giữ cho da không bị sẹo.
Bệnh nhân bỏng là người bị tổn thương da và mô dưới da do tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất hóa học, ánh sáng mạnh hoặc từ các nguồn khác nhau. Bỏng có thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm tai nạn xảy ra tại gia đình, nấu nướng, làm việc với các chất hóa học, phẫu thuật, tác động từ lửa, nhiệt độ cao, hơi nước hoặc các nguyên nhân khác.

Có 4 loại chính của bỏng dựa trên mức độ nặng nhẹ của tổn thương:

1. Bỏng bề mặt nhẹ (bỏng bậc 1): Bỏng chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da, gây đỏ, đau và sưng. Thường xảy ra khi da tiếp xúc với nhiệt độ cao như khi chạm vào vật nóng hoặc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu.

2. Bỏng bề mặt sâu (bỏng bậc 2): Bỏng ảnh hưởng đến cả lớp trên cùng và lớp dưới cùng của da. Da bị tổn thương nghiêm trọng và có thể có các vết nứt, mủ hoặc vết loét. Người bị bỏng bậc 2 có thể gặp các triệu chứng như đau, sưng, mủ, phì đại và có thể mất đi một phần chức năng của da.

3. Bỏng toàn bộ da (bỏng bậc 3): Bỏng ảnh hưởng đến toàn bộ da, làm mất đi lớp biểu bì. Da bị tổn thương nặng và có thể có màu đen, trắng hoặc có vết thâm. Do da bị phá hủy, bỏng bậc 3 thường không gây đau như bỏng bậc 1 và 2 do các dây thần kinh bị hủy hoại.

4. Bỏng toàn bộ da và mô dưới da (bỏng bậc 4): Đây là loại bỏng nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến cả da và mô dưới da, bao gồm cơ, dây thần kinh và mạch máu. Da có thể bị cháy cháy thành tro và mô dưới da bị phá hủy. Điều này có thể gây tổn thương sâu và cản trở khả năng hoạt động của cơ và cấu trúc.

Điều trị cho bệnh nhân bỏng bao gồm xử lý đúng cách vết bỏng, bao gồm làm sạch vùng bỏng, bôi thuốc chống nhiễm trùng và băng bó, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm nếu cần, và nếu tổn thương nghiêm trọng hơn, có thể cần phẫu thuật hoặc các biện pháp điều trị bổ trợ. Bệnh nhân bỏng thường cần được quan sát cẩn thận và theo dõi để đảm bảo sự phục hồi hoàn toàn và tránh các biến chứng.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "bệnh nhân bỏng":

Cơ cấu và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh nhân bỏng nặng.
Nghiên cứu này phân tích cơ cấu và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị của bệnh nhân (BN) bỏng nặng. Kết quả cho thấy, tổng chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân là 75,3 triệu đồng. Trong đó, bảo hiểm y tế chi trả chiếm 58,1%. Chi phí điều trị cho 1 ngày nằm viện là 2,6 triệu đồng, cho 1% diện tích bỏng là 2,5 triệu đồng. Về cơ cấu, tỷ lệ chi phí cho thuốc, vật tư chiếm cao nhất (43,2%), sau đó là phẫu thuật và thủ thuật (30,2%). Chi phí điều trị gia tăng theo tuổi, diện tích bỏng và diện tích bỏng sâu (p < 0,05) và cao hơn đáng kế ở nhóm bệnh nhân bỏng hô hấp, bỏng điện và tử vong (p < 0,01). Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố ảnh hưởng độc lập đến chi phí điều trị gồm diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp.
#Bỏng #chi phí điều trị
Tình hình thu dung và điều trị bệnh nhân bỏng nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2019
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong năm 2019.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê mô tả dựa trên 3007 hồ sơ bệnh án bệnh nhân bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, thời gian vào viện từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019.Kết quả: Số người bệnh được đưa vào bệnh viện sau bỏng chủ yếu sau 72 giờ và 2 - 6 giờ chiếm 32,36% và 31,89%. Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu nước sôi, lửa (20,68%, 9,38%). 3,59% bệnh nhân bị bỏng do 2, 3 tác nhân phối hợp, bỏng do kết hợp giữa điện và tia lửa điện là nhiều nhất với 56 trường hợp (1,86%). Tỷ lệ Nam/Nữ = 2,20/1 (68,74%/31,26%). Bệnh nhân đến từ nông thôn nhiều hơn thành thị (64,32% và 35,68%), bệnh nhân có BHYT là chủ yếu (85,93%). Bệnh nhân đến từ Hà Nội chiếm số lượng lớn so với các địa phương khác (29,89%). Trong tháng 7, số bệnh nhân vào viện cao nhất (10,70%), thấp nhất vào tháng 3 với 222 bệnh nhân. Bệnh nhân có diện tích bỏng bỏng chung và bỏng sâu < 10% DTCT là chủ yếu, lần lượt là 54,60% và 36,22%. Chi trên, chi dưới là vị trí bỏng hay gặp với 21,26% và 21,31%. Có 13,17% bệnh nhân bỏng có bệnh lý, tổn thương kết hợp, bệnh nhân bị bỏng hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất với 68 trường hợp (2,26%).Số lượng lớn bệnh nhân nhập viện điều trị không phải can thiệp phẫu thuật (58,13%). 71 trường hợp phải cắt cụt chi thể, chiếm 2,36%. Nguyên nhân bỏng chủ yếu phải cắt cụt chi thể là do điện cao thế (78,87%). Bệnh nhân khỏi ra viện là 96,34%, số bệnh nhân tử vong là 67 trường hợp (2,23%). Bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện > 15 ngày chiếm 50,78%, ngày nằm điều trị trung bình là 12.56 ± 18.85. Số bệnh nhân chuyển viện là 06 bệnh nhân.Kết luận: Trẻ em < 6 tuổi và người trong độ tuổi lao động là nhóm đối tượng có nguy cơ, tỉ lệ bị bỏng cao. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết các biện pháp phòng tránh tai nạn bỏng và sơ cứu ban đầu sau khi bị bỏng.
#Đặc điểm dịch tễ #bỏng #sơ cứu bỏng
Đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Bỏng Quốc Gia
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ, đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân (BN) bỏng có bảo hiểm y tế (BHYT).Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 15.301 bệnh nhân bỏng điều trị trong 5 năm (2016 - 2020) tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm có hoặc không có BHYT được so sánh về các đặc điểm, kết quả điều trị.Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng có BHYT là 82,57%, gia tăng theo thời gian. Nhóm bệnh nhân có BHYT có tỷ lệ nam giới và người lớn thấp hơn, nhập viện muộn hơn, tác nhân bỏng là nhiệt ướt cao hơn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về nơi cư trú, diện tích bỏng, chấn thương kết hợp nhưng diện tích bỏng sâu lớn hơn, tỷ lệ bỏng hô hấp thấp hơn và tỷ lệ có bệnh kết hợp cao hơn ở nhóm có BHYT.Nhóm bệnh nhân có BHYT có thời gian điều trị dài hơn có ý nghĩa thống kê (15 so với 9 ngày; p < 0,01), chi phí điều trị cung cấp nhiều hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với nhóm không có BHYT (2,79% so với 5,21%; p < 0,001) tuy nhiên chưa đạt đến mức ảnh hưởng độc lập khi phân tích đa biến.Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng có BHYT tương đối cao và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bỏng, cần được khuyến khích gia tăng tỷ lệ này trong cộng đồng.
#Bỏng #Bảo hiểm y tế (BHYT) #kết quả điều trị
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỎNG RẤT NẶNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 512 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân bỏng rất nặng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 519 bệnh nhân (BN) bỏng ≥ 50% diện tích cơ thể (DTCT) điều trị tại bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2016 - 31/12/2020. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm, diễn biến và kết quả điều trị. Kết quả: Bệnh nhân bỏng rất nặng gặp chủ yếu ở người trưởng thành (88,25%); phần lớn ở nam giới (79,58%); đa số sống ở vùng nông thôn (70,33%). Tác nhân bỏng chủ yếu là nhiệt khô (76,69%); bỏng hô hấp chiếm 34,1%. Tỷ lệ tử vong là 47,21%. Sự gia tăng tuổi, không có bảo hiểm y tế, gia tăng diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và thở máy có mối liên quan độc lập với tử vong (p < 0,05). Kết luận: Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng rất nặng còn rất cao. Sự gia tăng tuổi, không có bảo hiểm y tế, gia tăng diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và thở máy có mối liên quan độc lập với tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng rất nặng.
#Bỏng rất nặng #yếu tố ảnh hưởng #kết quả điều trị
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: PHẪU THUẬT BỆNH NHÂN VẾT THƯƠNG THẤU PHỔI VÀ THẤU TIM DO TỰ ĐÂM KẾT HỢP BỎNG THỰC QUẢN DO CHẤT TẨY RỬA
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 518 Số 1 - 2022
Tổng quan: Vết thương tim là một cấp cứu tối khẩn cấp hiếm gặp nhưng lệ tử vong cao. Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong trước viện khoảng 94% và tử vong khoảng 50% trong thời gian nằm viện. Việc cấp cứu và phẫu thuật khẩn cấp có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân và cải thiện tiên lượng. Chúng tôi báo cáo 1 bệnh nhân được phẫu thuật thành công vết thương tim do tự đâm kết hợp bỏng thực quản do chất tẩy rửa.  Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 46 tuổi được đưa vào viện cấp cứu với nhiều vết thương do dao đâm vào thành trước ngực trái và phải. Bệnh nhân ngay lập tức được đưa vào phòng mổ để phẫu thuật mà không tháo ngay dị vật. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp, khâu vết thương nhu mô phổi, khâu tái tạo thành bên thất trái.  Bàn luận: Chẩn đoán sớm và phẫu thuật nhanh chóng là những yếu tố quan trọng đối với bệnh nhân vết thương tim. Quá trình cầm máu phải được thực hiện kiên nhẫn từng bước một mà không lấy dị vật ra ngay lập tức. Kết luận: Trường hợp này nêu bật tầm quan trọng của việc điều trị phẫu thuật ngay để cứu sống những bệnh nhân vết thương nặng vùng lồng ngực.
#vết thương tim #cấp cứu #phẫu thuật khẩn cấp
Biến đổi số lượng tiểu cầu máu ngoại vi của bệnh nhân bỏng
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự biến đổi số lượng tiểu cầu (SLTC) máu ngoại vi của bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng trong 10 ngày đầu sau bỏng.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 123 bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 4/2019 đến 9/2020. Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang.Kết quả nghiên cứu: Số lượng tiểu cầu trung bình ngay sau khi bị bỏng là 240,48 ± 80,73 G/l. Ngày thứ 3 sau bỏng 121,71 ± 73,09G/l, số bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 100 G/l là 39,84% số bệnh nhân. Số lượng tiểu cầu ngày thứ 7 và 10 sau bỏng là 207,33 ± 119,42G/l và 285,85 ± 162,43G/l. Không có sự khác biệt nhiều về số lượng tiểu cầu của các nhóm bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng (p > 0,05) tại các thời điểm theo dõi. Tỷ lệ số bệnh nhân tiểu cầu < 100G/l của bệnh nhân rất nặng tại ngày thứ 3 và 5 tương ứng 39,84% và 34,96%.Kết luận: Không có biến đổi về số lượng tiểu cầu ở ngày thứ nhất sau khi bị bỏng. Tiểu cầu thấp nhất ở ngày thứ 3 sau bỏng cả về số lượng và số bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 100G/l. Số lượng tiểu cầu phục hồi dần vào ngày thứ 7 và 10 sau bỏng. Không có sự khác biệt về số lượng tiểu cầu của các nhóm bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng tại các thời điểm (p > 0,05).
#Tiểu cầu #bỏng
Ảnh hưởng của tăng glucose máu đối với diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng nặng
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi và ảnh hưởng của nồng độ glucose máu đối với diễn biến và kết quả điều trị bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có tăng glucose máu là 62,13% lúc vào viện và 68,19% ở ngày 21 sau bỏng. Tính trung bình, có 79,04% bệnh nhân tăng glucose máu với nồng độ glucose trung bình là 8,02 ± 1,80mmol/l. Chỉ có 22,58% số bệnh nhân kiểm soát tốt nồng độ glucose máu. Không có bệnh nhân nào tử vong trong nhóm bệnh nhân được kiểm soát tốt nồng độ glucose, trong khi đó, 22,92% bệnh nhân tử vong ở nhóm còn lại (p < 0,05).
#Bỏng nặng #nồng độ glucose máu #kết quả điều trị
NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ DIỆN TÍCH LỖ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM TIM 3D QUA THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN HẸP HAI LÁ KHÍT CÓ CHỈ ĐỊNH NONG VAN BẰNG BÓNG QUA DA
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 525 Số 2 - 2023
Đặt vấn đề: Sự ra đời của siêu âm tim qua thực quản (SATQTQ 3D) những năm gần đây đã khẳng định vai trò của siêu âm tim trong việc đánh giá các bệnh lý van tim. SATQTQ3D với đầu dò đa chiều ma trận, cùng một lúc cắt được nhiều mặt cắt, có thể giúp quan sát được hình ảnh ba chiều van hai lá từ mặt nhĩ và mặt thất. Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy SATQTQ3D  có giá trị hơn siêu âm 2D qua thành ngực (SATQTN2D) trong việc xác định hình thái và diện tích van hai lá. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu:. Khảo sát hình thái và diện tích van hai lá trên siêu âm tim 2D qua thành ngực, siêu âm tim 2D/3D qua thực quản ở bệnh nhân hẹp hai lá  khít có chỉ định nong van hai lá bằng bóng qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 60 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định là hẹp hai lá (HHL) do tổn thương do thấp, có chỉ định nong van hai lá (NVHL) bằng bóng, được thu thập các số liệu lâm sàng, cận lâm sàng, SATQTN2D,  SATQTQ2D/3D trước  nong van, sau đó được tiến hành NVHL bằng bóng qua da. Kết quả:  Diện tích van hai lá trên SATQTQ 3D thấp hơn diện tích VHL đánh giá bằng phương pháp SATQTN 2D (0,88±0,22 so với  1,01±0,19 cm2), với sự khác biệt trung bình: 0,13±0,2 cm2. Diện tích VHL đánh giá bằng SATQTQ 3D thấp hơn  diện tích VHL đánh giá bằng PHT (0,88±0,22 so với 1,03±0,2 cm2), với sự khác biệt trung bình là 0.15±0,21 cm2, sự khác biệt là rất có ý nghĩa với p< 0,001. Phương pháp SATQTQ 3D phát hiện vôi hóa mép van tốt hơn so với SATQTN 2D: 26,7% đánh giá bằng SATQTQ3D so với 13,3% bằng SATQTN 2D trong đánh giá vôi mép trước và 13,3% đánh giá bằng SATQTQ 3D so với 6,7% bằng SATQTN2D trong đánh giá vôi mép sau ( với p<0,05) . Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai phương pháp siêu âm SATQTN 2D và SATQTQ 2D trong việc đánh giá chênh áp tối đa, trung bình qua VHL và áp lực động mạch phổi tâm thu. Kết luận: Đánh giá diện tích VHL trên  SATQTQ3D nhỏ hơn diện tích VHL trên SATQTN 2D và phương pháp đánh giá qua thời gian bán giảm áp lực PHT. SATQTQ3D phát hiện dính và vôi mép van nhiều hơn so với SATQTN2D.
#Siêu âm tim 3D qua thực quản #hẹp van hai lá #nong van hai lá bằng bóng
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân  bỏng nặng có biến chứng ARDS.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 66 bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ năm 2014 đến 2017. Các chỉ tiêu đưa vào phân tích, đánh giá bao gồm: Đặc điểm chung của bệnh nhân, các đặc điểm về bệnh bỏng, mức độ nặng của ARDS, một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân, các chỉ tiêu về cài đặt máy thở và cơ học phổi.Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bỏng có biến chứng ARDS là 62,12%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân ARDS sau bỏng là nồng độ lactate máu (p = 0,024, OR = 6,7089), số lượng tiểu cầu (p = 0,04, OR = 0,9927), độ giãn nở phổi tĩnh (p = 0,006, OR = 0,7342) và áp lực chênh trong cài đặt máy thở để đạt được thể tích khí lưu thông theo mong muốn (p = 0,0058, OR = 1,6975).Kết luận: Nồng độ lactate máu, số lượng tiểu cầu, độ giãn nở phổi tĩnh và áp lực chênh trong cài đặt máy thở là các yếu nguy cơ độc lập ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS.
#Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) #yếu tố nguy cơ
Hiệu quả của phương thức thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển trên bệnh nhân bỏng nặng (Thông báo lâm sàng).
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bỏng nặng, đặc biệt bỏng hô hấp kết hợp. Thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp được xem là có hiệu quả cải thiện trao đổi khí ở những bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển mức độ nặng. Ở bệnh nhân bỏng, TKNT tư thế nằm sấp đặt ra những thách thức lớn trong công tác chăm sóc và theo dõi bệnh nhân.Do đó, đến nay rất ít nghiên cứu trên thế giới được công bố áp dụng phương thức thông khí này. Chúng tôi báo cáo điều trị thành công hai ca bỏng biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển mức độ nặng được áp dụng phương thức thông khí nhân tạo tư thế nằm sấp.
Tổng số: 69   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7